Taro Takahashi (2003) định nghĩa động từ là một nhóm từ có nhiệm vụ chính là 1) diễn đạt chuyển động theo nghĩa từ vựng và 2) đóng vai trò vị ngữ trong câu. Hình thức của động từ sẽ biến đổi để phù hợp với từng chức năng kể trên.
Ngoài ra, theo từ điển Meikyou (明鏡国語辞書), động từ là một trong số các từ loại cơ bản của Tiếng Nhật - bên cạnh danh từ và tính từ. Nó tồn tại như một từ độc lập và được sử dụng để diễn tả các hành động, động tác, trạng thái, sự tồn tại, v.v.
VD:「働く」「押す」「増える」「富む」「ある」.
Hiện nay, do có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc phân loại động từ trong Tiếng Nhật, nên động từ Tiếng Nhật có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn của bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ phân tích động từ phức chứa「~出る・出す」dựa trên 6 quan điểm chính sau đây:
Phân loại động từ theo nguồn gốc: Động từ gốc Nhật, Động từ gốc Hán, Động từ ngoại lai.
Phân loại động từ theo cấu tạo: Động từ đơn và Động từ phức.
Phân loại động từ theo ý nghĩa: Động từ hành động và Động từ trạng thái.
Phân loại động từ theo ý chí con người: Động từ ý chí và Động từ không ý chí.
Phân loại động từ theo hình thái, cấu trúc: Tha động từ và Tự động từ.
Phân loại động từ theo ngữ nghĩa trường từ vựng
Theo nguồn gốc:
Động từ gốc Nhật (VD: 開く, 食べる, 手続きする)
Động từ gốc Hán (VD: 愛する, 食事する)
Động từ ngoại lai (VD: コピーする, アピールする)
Theo cấu tạo:
Động từ đơn (VD: 飲む, 寝る)
Động từ phức: N+V, V1+V2, A+V, AD+V
(Chỉ liệt kê các nhóm nhỏ của động từ phức dạng V1+V2)
+ Động từ dạng liên hợp
→ Động từ cú pháp (VD: 笑い出す, 降り出す)
→ Động từ từ vựng (VD: 飛び出す, 送り出す)
+ Động từ dạng thể “te” (VD: 増えてくる, 着てみる)
Theo ý nghĩa:
Động từ hành động
+ Động từ tức thời (VD: 立つ, 座る, 終わる)
+ Động từ liên tục (VD: 歩く, 書く, 話す)
Động từ trạng thái (VD: いる, ある, できる)
Phân loại động từ theo ý chí con người:
Động từ ý chí (VD: 読む, 歩く, 考える)
Động từ không ý chí (VD: 咲く, 困る, 落ちる)
Phân loại động từ theo hình thái, cấu trúc:
Tha động từ (VD: 集める, 開ける, 見つける)
Tự động từ (VD: 集まる, 開く, 見つかる)
Phân loại động từ theo ngữ nghĩa trường từ vựng:
Động từ tương đối đa ý nghĩa và cách sử dụng (VD: する, 出る, あう)
Động từ giới hạn ý nghĩa và cách sử dụng
+ Động từ về Cuộc sống xã hội (VD: 隠す, 守る, 攻める)
+ Động từ về Cuộc sống hàng ngày (VD: 抱く, 壊す, いる)
+ Động từ về Tinh thần và sức khỏe (VD: 痛む, 生まれる, 死ぬ)
+ Động từ về Chuyển động, thay đổi, hiện tượng, hành động, con người (VD: 動く, 始める, 移る)
+ Động từ về Hành động trí tuệ, Quá trình tư duy từ đánh giá, lập kế hoạch đến sắp xếp (VD: 考える, 覚える, 分かる)
+ Động từ về các vấn đề tổng hợp (VD: 生える, 慣れる, 散る)